Defi là gì? Cơ hội để bạn kiếm tiền từ tài chính phi tập trung

Defi là gì mà bỗng chốc được nổi lên như một ngôi sao sáng. Mở ra một hướng đi mới cho toàn bộ thị trường Crypto (tiền điện tử) trên toàn cầu. Liệu sự phát triển của Defi có làm lung lay được hệ thống tiền tệ truyền thống mà mỗi quốc gia đang xây dựng.

Trong năm 2021 này, cơ hội kiếm tiền dành cho bạn từ những ứng dụng được xây dựng trên trên nền tảng Defi còn ngon ăn không? Mời bạn đọc qua đừng bỏ lỡ phần nào để hiểu hết được bản chất của Defi là gì?

Defi là gì?

Defi là từ viết tắt của Decentralized Finance, có nghĩa là Tài chính phi tập trung. Thuật ngữ này để ám chỉ một mô hình tài chính mới mà quyền lực không còn tập trung vào một chỗ nữa mà được phân bổ ra cho cộng đồng kiểm soát.

Ở đó, nhu cầu về sự tồn tại của một bên thứ 3 làm trọng tài như toà án hoặc ngân hàng không còn được trọng dụng. Thay vào đó, mọi “luật lệ” đều được xây dựng sẵn thông qua các mã code dựa trên công nghệ blockchain.

Khi có một sự kiện gì đó xảy ra trong quá trình lưu thông tiền tệ nằm trong hệ sinh thái Defi. Thì hợp đồng thông minh được kích hoạt và giải quyết theo nguyên tắc ban đầu. Điều này giảm thiểu được sự thiếu minh bạch của con người và đặc biệt là giảm chi phí đáng kể khi áp dụng Defi – Tài chính phi tập trung.

Sự khác nhau giữa Defi và Cefi

Sự khác nhau giữa Defi và Cefi
Sự khác nhau giữa Defi và Cefi

Trước khi so sánh sự khác nhau giữa Defi và Cefi thì mình muốn các bạn hiểu được Cefi là gì cái đã.

Cefi là từ viết tắt của Centralized Finance, có nghĩa là tài chính tập trung. Cefi là một mô hình tài chính truyền thống đang tồn tại ở mỗi quốc gia. Chúng được vận hành và bảo trợ bởi Chính phủ, trong đó Ngân hàng đóng vai trò như một công cụ để giải quyết bài toán lưu thông của tiền tệ.

Vậy sự khác nhau giữa Defi và Cefi là gì?

Yếu tố Defi Cefi
Quyền lực nằm trong tay ai? Cộng đồng Chính phủ
Ai giải quyết tranh chấp? Hợp đồng thông minh Toà án
Ai hỗ trợ lưu thông? Công nghệ blockchain Ngân hàng
Hình thái của tiền tệ? Tiền điện tử Đơn vị tiền tệ
Tính minh bạch? Rõ ràng Không rõ ràng
Tính riêng tư Không
Chi phí vận hành? Thấp Cao
Sự khác nhau giữa Defi và Cefi

Đặc điểm nhận dạng chính của Defi – Tài chính phi tập trung

Dưới đây là những điểm ưu việt mà Tài chính phi tập trung mang lại:

Dễ dàng tiếp cận

Nếu như mô hình tài chính truyền thống (Cefi) đòi hỏi bạn có tiền mới có thể tận dụng được hết nguồn lực của hệ sinh thái. Điển hình như người nghèo không có tiền thì không thể trở thành khách hàng VIP của một ngân hàng, từ đó không thể hưởng những đặc quyền chỉ dành cho người có tiền.

Còn đối với Defi, chỉ cần bạn có một kết nối Internet là bạn có thể tiếp cận được tối đa hệ sinh thái mà Defi mang lại.

Khả năng tương tác

Chính vì quyền kiểm soát nằm trong tay cộng đồng nên khả năng tương tác giữa những người nằm trong hệ sinh thái Defi rất cao. Ví dụ như những người giao dịch trên sàn giao dịch Binance có thể giao lưu với nhau để học hỏi kinh nghiệm.

Hoặc những nhà đầu tư vào Stablecoin có thể tạo nên một cộng đồng tiền điện tử nào đó để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Từ đó vô hình trung tạo nên giá trị đồng tiền mà họ đang đầu tư và mang lai lợi nhuận cho chính cộng đồng của mình.

Tính riêng tư

Riêng tư có lẽ là thứ không thể thiếu trong bất kỳ mô hình nào sử dụng công nghệ blockchain. Từ lâu các bạn vốn dĩ đã biết việc sở hữu một ví điện tử để lưu trữ tiền điện tử không cần phải định danh. Thậm chỉ bạn thực hiện chuyển tiền cũng không cần biết người chuyển là ai và người nhận là ai.

Mọi người chỉ biết người gửi là từ địa chỉ ví này và người nhận là địa chỉ ví này. Còn cá nhân nào sở hữu ví đó vẫn là một ẩn số.

Tính minh bạch

Nếu như mô hình tài chính tập trung truyền thống cứ ẩn danh, riêng tư thì sẽ tồn tại sự thiếu minh bạch. Còn đối với tài chính phi tập trung (Defi) thì khác, ai cũng có thể kiểm tra được 1 giao dịch bất kỳ chỉ cần mã transaction chuyển tiền.

 Ví dụ như bạn có thể truy cập vào đường dẫn https://www.blockchain.com/explorer để xem chi tiết lệnh chuyển tiền của ai đó.

Tính công bằng

Các lệnh thực hiện chuyển tiền của những người tham gia là như nhau. Vẫn được áp dụng dựa trên một cơ sở các modules đã được thiết lập trước. Không có sự phân biệt ai sở hữu nhiều tiền điện tử hơn và ai ít hơn như là ngân hàng truyền thống.

Đặc điểm của Defi - Tài chính phi tập trung
Đặc điểm của Defi – Tài chính phi tập trung

Ứng dụng của Defi để giải quyết vấn đề của xã hội

1. Canh tác năng suất – Yield Farming

Yeild Farming là thuật ngữ dùng để chỉ những người cố gắng kiếm lợi nhuận từ những đồng tiền điện tử mà họ đang sở hữu. Trong đó, Yeild là lợi nhuận và Farming là canh tác. Khác với người nông dân áp dụng công nghệ để tăng năng suất thu hoạch.

Bạn có thể hiểu nôm na là người nông dân (người sở hữu mảnh đất) cho thuê mảnh đất này để lấy lợi nhuận. Cũng giống như người sở hữu coin. Họ sẽ cho thuê coin của họ để để tham gia vào thị trường mua bán nhằm làm biến động giá cho một coin nào đó.

Liquidity Mining (khai thác thanh khoản) cũng là một phần của Yield Farming.

2. Giao dịch ký quỹMargin Trading

Những ai đã từng tham gia thị trường đầu tư Forex thì chắc chắn sẽ biết đến thuật ngữ vay margin. Tức là cho phép người chơi giao dịch nhiều hơn số tiền mà họ đang có. Giao dịch ký quỹ áp dụng Tài chính phi tập trung Defi cũng vậy. Người giao dịch tiền điện tử có thể giao dịch nhiều hơn số tiền mà họ có trong sàn bằng việc đi vay của sàn và phải trả lại khi chốt giao dịch.

3. Sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchanges (DEX)

Sàn giao dịch phi tập trung chắc không còn xa lạ gì với anh em đầu tư crypto vì chúng đã được phát triển vào năm 2017 rồi. Khác với những sàn giao dịch tập trung như Houbi, Binance… người chơi phải nạp tiền vào cho sàn kiểm soát và giao dịch.

Còn sàn giao dịch phi tập trung là người giao dịch có thể tự giao thương với nhau mà không cần sàn trung gian để giảm chi phí. Đồng thời, việc sàn không kiểm soát tiền của bạn đồng nghĩa rằng hacker có hack được sàn đi chăng nữa cũng không lấy được tiền của bạn.

4. Stablecoins

Khác với thế hệ Stablecoin 1.0, thế hệ Stablecoin 2.0 được phát hành đựa trên các tài sản thế chấp là crypto. Nếu như không có Defi thì việc mang Crypto đi thế chấp để phát hành Stablecoin sẽ rất khó khăn vì cần quá nhiều khâu trung gian.

Còn đối với tài chính phi tập trung Defi, việc thế chấp crypto được diễn ra một cách tự động và nhanh chóng bằng các hợp đồng thông minh.

5. Nền tảng cho vay ngang hàng (P2P Lending)

Cho vay ngang hàng P2P Lending
Cho vay ngang hàng P2P Lending

Hình thái dễ hình dung nhất của tài chính phi tập trung đối với cho lĩnh vực cho vay là cho vay ngang hàng. Tức là cá nhân cho cá nhân vay. Trước đây mô hình tài chính tập trung sẽ vận hành theo kiểu: người có tiền mang tiền đến ngân hàng gửi, sau đó ngân hàng lấy tiền đó đi cho người cần vay và lấy chênh lệch.

Còn mô hình cho vay khi áp dụng Defi thì đã bỏ qua trung gian là ngân hàng, nhờ đó số tiền mà người cho vay thu về sẽ nhiều hơn. Tiền lãi của người đi vay phải trả cũng từ đó mà ít hơn.

Tại Việt Nam mô hình cho vay ngang hàng đã hoạt động khá lâu như Vaymuon, Huydong… Tuy nhiên, các ông lớn lần lượt rút lui vì chờ hành lang pháp lý từ nhà nước quá lâu.

6. Thị trường dự đoán

Cũng giống như một hoạt động cá cược được áp dụng Smart Contract (hợp đồng thông minh), bạn có thể dự đoán về một biến động giá của một đồng tiền nào đó chẳng hạn. Bạn dự đoán đúng thì có token, và dự đoán sẽ mất token.

Cũng có thể hiểu đây giống như là một mô hình quyền chọn nhị phân được áp dụng Defi.

7. Bảo hiểm phi tập trung – Decentralized Insurance

Nếu như Cefi có tồn tại rủi ro thì Defi cũng thế, cũng luôn tồn tại rủi ro trong quá trình vận hành. Việc mua bảo hiểm cho những người tham gia sàn giao dịch phi tập trung tạo nên một ứng dụng thực tế nữa khi áp dụng Defi.

Một số nền tảng cung cấp bảo hiểm phi tập trung điển hình như Hakka Finance (3F Mutual), Yearn Insurance, Nexus Mutual…

Mội số nền tảng nổi bật đang ứng dụng Defi năm 2021

Các dự án nổi bật với Defi năm 2020
Các dự án nổi bật với Defi năm 2020

Coinbase Ventures – Open Finance

Quỹ đầu tư Coinbase Ventures họ sẽ tập trung vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính phi tập trung. Các startup này sẽ được công bố tại địa chỉ: https://ventures.coinbase.com/

Như các bạn cũng đã biết Coinbase là một sàn giao dịch thuộc hàng top đầu thế giới, để được nằm trong danh sách Open Finance của Coinbase thì họ đã chọn lọc rất kỹ lưỡng. Đây cũng là cơ hội để các bạn có thể nghiên cứu và đầu tư token vào các dự án này.

Binance Smart Chain

Trong khi các dự án tài chính phi tập trung sau này đều được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain của Ethereum thì Binance lại chọn hướng đi là tự tạo cho mình một chuỗi blockchain mới có tên là Binance Smart Chain (BSC).

Nói về độ phủ của BSC thì không hề kém cạnh Ethereum mặc dù là kẻ sinh sau đẻ muộn. Nổi bật như các dự án Alpha, Bake, Cake, XVS, Burger, Sparta…

Huobi Eco Chain

Được ra mắt vào 21/12/2020, Houbi Eco Chain là dự án dựa trên nền tảng mở nằm trong hệ sinh thái mà Houbi đang xây dựng. Nền tảng này hứa hẹn sẽ cung cấp một giải pháp tài chính nhanh hơn, cởi mở hơn khi giao dịch tại DEX và Defi. Đúng như sứ mệnh mà Houbi theo đuổi là cố gắng “làm cho tài chính được hiểu quả hơn và của cải được tự do hơn.”

Solana (Build Crypto Apps that Scale)

Solana là một dự án mã nguồn mở được ra đời để hỗ trợ xây dựng các ứng dụng phi tập trung (Dapps). Solana sẽ giúp cho những ứng dụng này giảm đáng kể chi phí và tăng năng suất hoạt động của ứng dụng, hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Đội ngũ của Solana cũng không phải dạng vừa khi quy tụ được rất nhiều anh tài trong giới công nghệ như Anatoly Yakovenko – một cựu kỹ sư phần mềm của Dropbox; Erics Williams – cựu giám đốc dữ liệu và đồng sáng lập tại Motion.

Tiềm năng của Defi và cơ hội kiếm tiền dành cho bạn

Trong tương lai không xa, Defi chắc chắn sẽ làm thay đổi khá nhiều mô hình tài chính tập trung tại nhiều quốc gia. Nhưng để Defi thay thế hoàn toàn Cefi là điều không thể bởi nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan.

Tuy nhiên, Defi cũng sẽ tự tạo cho mình một sân chơi tồn tại song song với Cefi, tập trung vào các vấn đề mà tài chính tập trung Cefi không giải quyết được.

Nếu như bạn đang tìm kiếm môt cơ hội đầu tư vào Defi thì nên tập trung vào các dự án giải quyết vấn đề của xã hội. Chứ không phải là những dự án cứ chăm chăm vào mong muốn thay thế Cefi. Hơn nữa là dự án đó phải được xây dựng trên một bộ mã nguồn tiên tiến như Ethereum hoặc BSC chẳng hạn.

Rủi ro của Defi là gì?

Hacker tấn công vào Defi
Hacker tấn công vào Defi

Chính phủ các nước từ lâu đã coi Blockchain là cái gai trong mắt. Giờ đây lại thêm Defi đã làm lung lay mong muốn kiểm soát ngành tài chính của họ. Cái gai này không phải là đụng chạm đến lợi ích cá nhân mà đụng chạm đến sự bình ổn của một quốc gia.

Tiền tệ được coi là một vũ khí lợi lại khi bạn muốn kiểm soát được đất nước của bạn. Cho nên, không dễ gì mà Defi có thể được công nhận hợp pháp tại nước sở tại. Tồi tệ hơn là các quốc gia này có thể cấm tất cả các hoạt động liên quan đến blockchain như cách mà Trung Quốc đang thực thi.

Lỗ hổng bảo mật cũng là một rủi ro lớn đối với Defi. Điển hình như kể từ năm 2019, hacker đã khai thác lỗ hổng trên mạng lưới Ethereum để lấy đi 285 triêu USD.

Câu hỏi thường gặp

1. Defi là gì?

Defi là từ viết tắt của Decentralized Finance, có nghĩa là Tài chính phi tập trung. Thuật ngữ này để ám chỉ một mô hình tài chính mới mà quyền lực không còn tập trung vào một chỗ nữa mà được phân bổ ra cho cộng đồng kiểm soát.

2. Làm thế nào để kiếm tiền từ Defi?

Để kiếm tiền từ Defi bạn phải tìm được các dự án nổi bật được áp dụng Defi một cách linh hoạt, giải quyết nhiều vấn đề trong crypto thì may ra bạn sẽ win.

3. Defi có được công nhận hợp pháp chưa?

Mặc dù là một mô hình tiên tiến, cải thiện rất nhiều so với mô hình tài chính tập trung nhưng để được công nhận Defi là điều khó có thể xảy ra do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mình có đề cập ở trên.

4. Liệu Defi có thể thay thế được Cefi không?

Defi chỉ có thể tồn tại song song với Cefi, giải quyết các bài toán mà Cefi không giải quyết được chứ thay thế Cefi là điều không thể.

The post Defi là gì? Cơ hội để bạn kiếm tiền từ tài chính phi tập trung appeared first on WEBBANCA.



from WEBBANCA https://webbanca.top/defi-la-gi-co-hoi-de-ban-kiem-tien-tu-tai-chinh-phi-tap-trung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu

Razer Synapse Là Gì – Khắc Phục: Razer Synapse Không Phát Hiện Thiết Bị

Sự Khác Biệt Giữa Kcal Và Calo Và Kcal Là Gì? Cách Phân Biệt 2 Chỉ Số Này