Quyền Năng Của Trí Tưởng Tượng Của Trẻ 2 Tuổi, Tưởng Tượng Là Gì

Theo chuyên gia tâm lý nhi khoa, trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi phát triển một cách tự nhiên. Nhưng thay vì chỉ ngồi đó và xem con mình đã nghĩ xa đến đâu, bạn có thể chủ động làm rất nhiều cách để khơi dậy và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của bé.

Ở độ tuổi này, hãy sẵn sàng khi thấy con tự biến mình thành công chúa, kỳ lân, người dơi hoặc khủng long bạo chúa. Trẻ em bẩm sinh rất giàu trí tưởng tượng, và đang phát huy hiệu quả ở tuổi lên 2. Trước đây, bạn có thể không để ý nhiều đến trí tưởng tượng của trẻ, nhưng trẻ 2 tuổi ngày càng nói nhiều hơn về thế giới trong trí tưởng tượng của riêng mình.

Trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi đang phát triển cùng với khả năng tư duy trừu tượng, chiếc ghế dài biến thành con tàu vũ trụ, chiếc bánh mì nướng là một con khủng long. Khả năng này cho thấy con đang vượt xa khỏi trò chơi bắt chước khi con nhỏ và sẽ tiếp tục phát triển khi lớn hơn.

Khi đưa trẻ giàu trí tưởng tượng đến những điểm tham quan, tiếp xúc với âm thanh và trải nghiệm mới, bạn sẽ mở mang thế giới cho con ngày một rộng lớn hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển trí tưởng tượng của trẻ, hãy lắng nghe và tham gia vào các trò chơi cùng con. Điều này sẽ giúp bạn theo kịp những gì trẻ đang nghĩ, cũng như hồi sinh lại trí tưởng tượng của chính mình.

2. Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng

Trẻ giàu trí tưởng tượng sẽ phát triển theo nhiều cách hơn bạn nghĩ, bao gồm:

Cải thiện vốn từ vựng

Những đứa trẻ chơi trò tưởng tượng hoặc nghe nhiều truyện cổ tích, những câu chuyện trong sách hoặc do người xung quanh nói có xu hướng phát triển vốn từ vựng tốt hơn đáng kể.

Khả năng kiểm soát

Cho phép đứa trẻ 2 tuổi trở thành bất cứ ai mà con muốn, thực hành những điều đã học được và biến các tình huống diễn ra theo ý riêng. Những câu chuyện về ba chú lợn con ngăn cản chó sói xấu tính hoặc trò chơi vận động sẽ mang đến cho con cảm giác mạnh mẽ, có quyền kiểm soát ngay cả trong những tình huống không quen thuộc.

Học các quy tắc xã hội

Hòa đồng với xã hội có thể là một nhiệm vụ khó khăn ở mọi lứa tuổi. Khi trẻ 2 tuổi tham gia cùng những bạn khác trong khu vui chơi thiếu nhi, con sẽ học được các quy tắc phức tạp trong thế giới thực về sự chia sẻ, tương tác xã hội và giải quyết xung đột.

Giải quyết các vấn đề

Suy nghĩ về những tình huống tưởng tượng sẽ dạy con bạn tư duy sáng tạo trong cuộc sống thực. Một nghiên cứu cho thấy trẻ giàu trí tưởng tượng có xu hướng duy trì khi lớn hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Sau này khi lớn lên, những “chuyên gia tưởng tượng” tỏ ra thành thạo hơn khi đương đầu với những thử thách và tình huống khó khăn, chẳng hạn như phải làm gì nếu một ngày quên mang sách đến trường.

3. Cách để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi

Đọc sách

Cùng nhau đọc những câu chuyện về vùng đất và con người xa lạ là một cách hay để nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con bạn. Những quyển truyện tranh cũng giúp mở rộng vốn từ vựng và hình ảnh cho trẻ một cách hữu ích. Làm sao bạn có thể tưởng tượng mình là một con rùa nếu chưa bao giờ nhìn thấy chúng? Hãy chọn những cuốn sách có nhiều tranh lớn, nhiều màu sắc và khám phá ngay nhiều sự thật thú vị. Trước khi con bạn biết đọc chữ, bạn vẫn có thể tự do sáng tạo thêm nhiều câu vào quyển truyện khi đọc cho con. Cho con xem hình ảnh về mọi thứ, từ bọ cánh cứng đến chong chóng, tạo âm thanh của động vật và xe cộ, sử dụng giọng nói đặc biệt cho các nhân vật khác nhau, kể về quá khứ hoặc tưởng tượng tương lai của người hoặc động vật trong sách.

Chia sẻ những câu chuyện

Kể những câu chuyện do chính bạn sáng tạo ra cũng tốt cho trí tưởng tượng của trẻ. Những câu chuyện của bạn không chỉ nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của con, mà còn có các nhân vật và cốt truyện được tạo ra từ những điều cơ bản. Chọn con làm nhân vật chính cũng là một cách tuyệt vời để mở rộng ý thức về bản thân của trẻ. Không lâu sau, trẻ sẽ bắt đầu chia sẻ những câu chuyện và cuộc phiêu lưu trong trí tưởng tượng của chúng cho bạn nghe. Đừng lo lắng nếu con sao chép câu chuyện của bạn lúc ban đầu, đó là cách trẻ em học.

Một ý tưởng khác là sáng tạo ra câu chuyện cùng nhau. Trong khi bạn đang lái xe và bắt gặp một con chó trên đường, hãy bắt đầu kể với con: “Ngày xửa ngày xưa, có một chú chó sống với một cậu / cô bé. Cả hai rất thích đi chơi công viên. Bỗng một ngày…” Sau đó, hãy cho trẻ tiếp tục câu chuyện. Nếu không muốn thêm vào, hãy yêu cầu con đặt tên cho cậu / cô bé và chú chó trong truyện.

Hứng thú với tác phẩm nghệ thuật của con

Khi con bạn vẽ một bức tranh, thay vì cố gắng đoán ý nghĩa, hãy yêu cầu trẻ giải thích bức tranh đó cho bạn. Thay vì nói “Thật là một căn nhà xinh đẹp” ngay khi nhìn vào bức tranh con vẽ, hãy thử khen “Con tô màu rất sặc sỡ và thú vị! Trong bức tranh có những gì vậy?”.

Sáng tác nhạc

Trẻ 2 tuổi có thể chưa sẵn sàng cho việc học piano, nhưng bạn vẫn có thể lấp đầy thế giới của con bằng âm nhạc. Cùng nhau lắng nghe nhiều giai điệu và khuyến khích con tham gia bằng cách hát, nhảy hoặc chơi các nhạc cụ tự chế, đồ chơi tạo ra âm thanh.

Khuyến khích chơi đóng vai

Trẻ em sẽ học được nhiều điều khi dàn dựng các sự kiện từ cuộc sống hàng ngày kết hợp với trí tưởng tượng. Khi con bạn phát minh ra một kịch bản và cốt truyện, sau đó gắn với các nhân vật (Ví dụ: tôi đóng vai bố, còn bạn là đứa trẻ và bạn bị ốm), trẻ sẽ phát triển các kỹ năng xã hội và lời nói. Bé sẽ giải quyết các vấn đề cảm xúc khi diễn lại các tình huống liên quan đến cảm giác buồn, hạnh phúc, sợ hãi hoặc an toàn. Tưởng tượng mình là một siêu anh hùng, một con ngựa hoặc một phù thủy giúp con cảm thấy mạnh mẽ và mang lại cảm giác trách nhiệm. Bé cũng phát triển sự hiểu biết về quan hệ nguyên nhân, kết quả khi tưởng tượng một con ếch hoặc một chú chó sẽ hành xử như thế nào trong một tình huống cụ thể.

Cung cấp đạo cụ cho con

Biến khăn tắm trở thành áo choàng, vòng tay nhựa trở thành đồ trang sức quý giá, thảm phòng tắm thành thảm bay ma thuật và bộ sưu tập thú nhồi bông thành khu rừng, bệnh viện hoặc trang trại. Thực tế, những đạo cụ tốt nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng thường là những món chung chung như vậy. Vì hầu hết các hành động diễn ra bên trong đầu của con bạn, trang phục mô phỏng chính xác theo các nhân vật trong truyện hoặc phim hoạt hình cụ thể không thực sự phù hợp ở đây.

Hãy cho con một chiếc hộp đặc biệt để cất giữ đồ hóa trang, khiến trò chơi trở nên thú vị hơn. Bạn cũng nên bí mật thay đổi vài món trong hộp để khuyến khích con khám phá xem hôm nay có những đạo cụ gì.

Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Thời gian xem màn hình TV, điện thoại và máy tính bảng của con phải càng ít càng tốt. Có một số chương trình tuyệt vời cho trẻ em, chẳng hạn như những bài học đầu tiên về bảng chữ cái. Bạn có thể lưu lại các chương trình chất lượng này để cho bé xem vào những thời điểm thuận tiện, nhưng đừng lạm dụng quá nhiều.

Xem video có xu hướng hạn chế trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ vì đã thực hiện việc hình dung câu chuyện thay cho con. Nếu trẻ 2 tuổi có xem TV, hãy giới hạn ở mức dưới 1 giờ mỗi ngày. Không đưa thiết bị điện tử cho trẻ ngồi yên xem và tranh thủ làm việc khác. Thay vào đó, hãy ngồi và xem cùng con, đặt ra các câu hỏi, mở rộng các ý tưởng trong chương trình và tìm ra điều mà con thích nhất.

Trẻ giàu trí tưởng tượng đến đâu vẫn nên tuân thủ những quy tắc nhất định. Ví dụ như không tưởng tượng đang đi picnic hay cắm trại mà thường xuyên có bữa ăn trên sàn phòng khách, lý do hoàn hảo để tránh ngồi vào bàn ăn đàng hoàng. Hoặc không thường xuyên chơi trò bạo lực với đao kiếm, hay mải mê chơi tưởng tượng đến quá giờ đi ngủ.

Chấp nhận người bạn tưởng tượng của con

Các chuyên gia tin rằng có một người bạn tưởng tượng là dấu hiệu của một đứa trẻ có tính xã hội, sáng tạo, tìm ra cách kiểm soát nỗi sợ hoặc thể hiện mối quan tâm của chính mình. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 50% trẻ em có một người bạn gấu bông, búp bê.

Tuy nhiên, nếu con bạn bắt đầu đổ lỗi cho “người bạn” về việc mình đã làm, thì đã đến lúc bạn nhắc nhở và giải quyết hành vi đó. Yêu cầu con cùng với người bạn tưởng tượng khắc phục tình hình (dọn dẹp đống lộn xộn, xin lỗi,…) và nói rõ ràng hành động đó là không thể chấp nhận được.

Không để con bày bừa quá mức

Việc diễn lại một vở kịch có thể tạo ra vô số món đồ rơi vãi khắp nhà. Nếu có đủ không gian, bạn nên chỉ định một phòng hoặc một góc của căn phòng cho con làm nghệ thuật và thủ công, nơi trẻ có thể tự do sáng tạo mà không phải lo lắng về việc làm lộn xộn.

Một số gợi ý hữu ích khác là cho con mặc ngược chiếc áo sơ mi cũ bên ngoài khi chơi màu nước để không làm lấm lem đồ, trải tấm nhựa lên sàn khi con chơi đất nặn…

Trẻ nhỏ rất giàu trí tưởng tượng, vì thế để nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ mẹ cần khởi dậy và giúp trẻ tiếp tục phát huy. Mẹ có thể dạy trẻ nhỏ các quy tắc xã hội, giao tiếp, đọc sách, giúp con kết nối với thế giới bên ngoài và bạn bè xung quanh.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng, trí tưởng tượng của mình. Nếu gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế WEBBANCA.TOP để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

The post Quyền Năng Của Trí Tưởng Tượng Của Trẻ 2 Tuổi, Tưởng Tượng Là Gì appeared first on WEBBANCA.



from WEBBANCA https://webbanca.top/quyen-nang-cua-tri-tuong-tuong-cua-tre-2-tuoi-tuong-tuong-la-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu

Razer Synapse Là Gì – Khắc Phục: Razer Synapse Không Phát Hiện Thiết Bị

Sự Khác Biệt Giữa Kcal Và Calo Và Kcal Là Gì? Cách Phân Biệt 2 Chỉ Số Này