Mô hình Ponzi là gì? Đừng nhầm lẫn Ponzi với bán hàng đa cấp
Khi nhắc nhắc đến Ponzi là gì thì người ta sẽ nhắc đến 2 chữ lừa đảo. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đều có cách hiểu mô hình Ponzi là lừa đảo. Vậy mô hình Ponzi là gì, tại sao mô hình Ponzi lại bị coi là lừa đảo? Ai là người tạo ra mô hình Ponzi đầy tai tiếng này.
Mô hình Ponzi là gì?
Ponzi là một mô hình huy động tiền từ người này để trả lợi nhuận cho người khác. Người đi vay sẽ vẽ ra một kế hoạch đầu tư lý tưởng, cam kết một mức lãi suất cao chót vót. Người cho vay sẽ bơm tiền vào hệ thống với mong muốn kiếm được lợi nhuận. Để kiếm được nhiều hơn thì bản thân người cho vay cũng phải giới thiệu thêm người mới tham gia vào mạng lưới.
Đến khi mô hình Ponzi phình to và không thể tiếp tục kêu gọi người mới vào mạng lưới được nữa. Đồng nghĩa rằng không còn tiền mới bơm vào hệ thống để trả lãi cho người đầu tư đi trước được nữa thì mô hình Ponzi sẽ sụp đổ.
Lịch sử ra đời của mô hình Ponzi?
Cái tên Ponzi cũng được lấy từ tên của người đàn ông áp dụng mô hình này lần đầu tiên. Cú lừa thế kỷ này đã lừa số tiền lên đến 15 triệu USD của nhà đầu tư và khiến cho 6 ngân hàng phá sản.
Charles Ponzi (tiếng Ý gọi là Carlo Ponzi) sinh ngày 03 tháng 03 năm 1882 ở Lugo, Italia. Thời niên thiếu ông làm công nhân bưu điện ở địa phương, nhưng sau đó đã bỏ ngang công việc và nhập học tại trường Đại học Roma La Sapienza. Bạn bè của ông cho rằng học tại ngôi trường này cũng giống như một kỳ nghỉ mát 4 năm. Nên phần lớn thời gian ông đều ăn chơi, lêu lỏng cùng bạn bè ở các quán bar, cà phê và opera.
Vốn dĩ kinh tế gia đình không có gì đặc biệt, thậm chí còn thuộc tầng lớp nghèo của xã hội nên vì không có tiền đóng học phí nên ông quyết định bỏ học ngang.
Năm 1903, được cha động viên nên ông quyết định lên con tàu S.S Vancouver đến Mỹ. Vì cha ông nói với Ponzi rằng ở Mỹ, các vỉa hè cũng được dát vàng khiến ông tin vào giấc mơ Mỹ là có thật.
Đặt chân đến Mỹ, trong túi của Ponzi chỉ có vỏn vẹn 2,5 USD để bắt đầu cuộc sống mới. Ông xin việc và làm đủ thứ nghề từ rửa bát thuê đến bồi bàn để kiếm sống.
Năm 1907, ông bị nhà hàng cho đuổi việc vì thường xuyên cố tình thối tiền thiếu cho khách hòng bỏ túi riêng. Thậm chí ông còn sinh tật ăn cắp vặt của nhà hàng.
Sau khi bỉ đuổi việc, ông tìm đến Montreal (Canada) xin việc tại Banco Zorossi, một ngân hàng mới khai trương của ông chủ Luigi Zorossi. Do ngân hàng Banco Zorossi chủ yếu phục vụ tín dụng cho cộng đồng Ý mới nhập cư tại đây. Với lợi thế tiếng Ý nên Charles Ponzi được nhận vào làm.
Làm được một thời gian thì Charles Ponzi nhận ra rằng ngân hàng này phát triển nhanh chóng là do họ trả lãi suất huy động vốn lên đến 6%, cao gấp 3 lần so với các ngân hàng khác. Còn khách hàng đi vay chỉ đầu tư vào bất động sản, các khoản vay đến hạn không có khả năng đáo hạn nên chắc chắn ngân hàng này sẽ vỡ nợ.
Đúng như dự đoán, không lâu sau ngân hàng này tuyên bố phá sản và ông chủ Luigi Zorossi phải bỏ trốn sang Mexico. Sau đó, Charles Ponzi lại tìm cách quay trở lại Mỹ để tiếp tục giấc mơ Mỹ.
Trước khi đến Mỹ thì trong một lần lang thang quay lại văn phòng làm việc của ngân hàng, ông vô tình nhặt được cuốn séc trắng của Luigi Zorossi. Ông đã giả chữ ký của ông chủ cũ và ghi vào đó số tiền 423,58 USD để thanh toán mua hàng hoá. Cảnh sát Montreal nhanh chóng phát hiện và bắt giam ông 3 năm tù tại Canada.
Năm 1911, sau khi ra tù ông quyết tâm quay lại Mỹ, bằng cách tham gia cuộc nhập cư trái phép. Chính vì đó mà ông được vào nước Mỹ nhưng bị bắt giam 2 năm vì tội danh trên. Trong nhà tù, ông làm phiên dịch tiếng Ý cho một cai quản ở tù để đọc và phiên dịch các lá thư tiếng Ý được gửi vào.
Hết hạn tù và ông được trả tự do quay trở lại cuộc sống thường ngày. Ông xin vào làm cho một công ty bưu chính viễn thông và nhận thấy 1 cơ hội kinh doanh táo bạo vào năm 1919.
Nhận thấy giá tem IRC (một loại tem bắt buộc phải có để dán lên thư nếu bạn muốn gửi và nhận thư) tại Mỹ có giá cao gấp 6 lần giá tem IRC tại các quốc gia khác. Ông đã liên hệ với các đại lý thu mua tại các quốc gia khác như Tây Ban Nha và tìm cách nhập trái phép IRC vào nước Mỹ để bán.
Cơ hội kinh doanh đến nhưng lòng tham quá lớn, ông đã đi kêu gọi huy động vốn để kinh doanh team IRC, thành lập nên công ty với kế hoạch kinh doanh mà ông và những nhà đầu tư cho rằng tuyệt vời. Tiền liên tục được đổ về công ty, nhưng thay vì lấy tiền đó đi mua tem IRC thì ông lại lấy tiền của người sau để trả cho người trước.
Nhận được lãi, nhà đầu tư lại tiếp tục đổ tiền vào công ty ông. Con số có lúc lên đến 15 triệu USD (nếu quy ra mệnh giá hiện tại thì khoảng 1 tỷ USD). Đến năm 1920, nhiều chuyên gia bắt đầu tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty ông và nhận thấy nhiều bất ổn.
Ngày 13.8.1920, Charles Ponzi bị bắt với cáo buộc đã phạm phải 86 tội danh về lừa đảo. Mô hình Ponzi của ông chính thức bị sụp đổ.
Mô hình hoạt động của Ponzi như thế nào?
Để mô hình Ponzi được hoạt động trơn tru và kêu gọi được số tiền lớn đòi hỏi phải có sự tham gia cùng lúc của 3 đối tượng sau:
1. Schemer – Kẻ chủ mưu cho kế hoạch Ponzi
Schemer Ponzi là những kẻ đứng đầu, chủ mưu lập nên kế hoạch Ponzi để lừa đảo các nhà đầu tư. Những người này thường xây dựng một hình ảnh của một doanh nhân thành đạt và có một background bịa đặt cực khủng. Đặc biệt, có tài ăn nói và một cái đầu cực kỳ thông minh.
Schermer Ponzi có thể lập nên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý đến mức những người khác khi nghe vào kế hoạch đều muốn tham gia ngay.
2. Investor – Những nhà đầu tư
Investor là những nhà đầu tư có tiền và thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Chấp nhận đi trước, chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các mô hình kinh doanh mới táo bạo.
Là những người đầu tiên bơm dòng vốn vào hệ thống Ponzi để nó bắt đầu hoạt động, bắt đầu thu hút những nhà đầu tư khát máu khác tham gia vào hệ thống.
3. Ponzi Introducing Investor – Những người giới thiệu
Introducing Investor là người bỏ tiền vào rất ít vào mạng lưới, nhưng lại rất tích cực đi giới thiệu người khác tham gia để có được hoa hồng giới thiệu. Đây là lực lượng rất đông đảo, làm việc hết mình và hăng say, không quan tâm đến hậu quả.
Introducing Investor là lực lượng nồng cốt để mô hình Ponzi trở lên lớn mạnh và ngày càng phình to. Với đối tượng này, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất: Cứ giới thiệu người là có tiền.
So sánh Ponzi với bán hàng đa cấp
Mình đang so sánh Ponzi với mô hình đa cấp chân chính (Multi Level Marketing) được công nhận trên thế giới. Chưa đề cập đến các mô hình đa cấp biến tướng và lừa đảo.
Ponzi | Đa chấp chân chính | |
---|---|---|
Hàng hoá | Không có hoặc có chất lượng sản phẩm rất thấp | Có sản phẩm thật, phải là sản phẩm hữu hình. Đa số là thực phẩm chức năng |
Giá bán | Giá bán rất bao so với giá trị thật của sản phẩm | Giá bán tương xứng với giá trị sản phẩm |
Lợi nhuận thu về | Từ người sau trả cho người trước | Từ kinh doanh sản phẩm thực tế |
Phí tham gia | Phải bắt buộc mua gói sản phẩm mới được tham gia | Không có phí tham gia hoặc phí tham gia rất thấp |
Pháp luật | Không được pháp luật công nhận | Có hành lang pháp lý quản lý rõ ràng |
So sánh Ponzi với mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp hay còn gọi là mô hình đa cấp biến tướng tại Việt Nam. Lợi dụng việc các quốc gia cho phép hoạt động mô hình đa cấp nên chúng cố tính làm biến tướng một chút.
Để tìm hiểu kỹ hơn về hành lang pháp lý của Việt Nam quy định về bán hàng đa cấp thì các bạn có thể tìm đọc: Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018.
Nếu so sánh mô hình Ponzi với mô hình kim tự tháp (đa cấp biến tướng) thì chẳng có gì khác nhau cả. Cũng bắt đầu từ các sản phẩm không chất lượng, người tham gia mạng lưới phải bỏ vào số tiền lớn, lãi nhận được là từ người sau trả cho người trước.
So sánh Ponzi với các dự án ICO tiền ảo
Tiền điện tử nổi lên bắt đầu từ năm 2015 và liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo tiền ảo hoạt động theo hình thức Ponzi. Tuy nhiên, mình muốn làm rõ hơn về các dự án ICO tiền ảo của năm 2017 và các dự án ICO 2020 trở về sau.
ICO của năm 2017, phần lớn các cá nhân vẽ ra một kế hoạch kinh doanh lý tưởng và siêu hời. Có phần mộng mơ về việc thay đổi cách thế giới vận hành. Các dự án kinh doanh này chỉ còn năm trên giấy white paper, bắt đầu kêu gọi nhà đầu từ rót tiền vào hệ thống để họ triển khai dự án. Một phần vốn được dùng để khởi động dự án và một phần vốn được dùng để trả lãi cho mạng lưới. Và hết 98% dự án thời điểm đó đều thất bại do không đủ năng lực và dòng tiền để triển khai.
ICO của năm 2020 trở về sau đã thay đổi rất nhiều về cách kêu gọi vốn. Chủ của các dự án bắt đầu thực tế hơn và lập nên các dự án có phần thực tiễn và dễ thực thi hơn. Cũng có kêu gọi vốn từ cộng đồng nhưng thay vì cam kết trả lãi thì họ cam kết về việc dự án thành công. Nhà đầu tư sẽ được gia tăng tài sản từ các token mà họ mua. Không cam kết trả lãi như những năm 2017 nữa.
Tuy nhiên, hiện nay mình thấy vẫn còn lác đác vài dự án kêu gọi vốn ICO như thời 2017. Nhưng dự án ICO thường đứng giữa ranh giới mô hình đột phá và lừa đảo. Nếu thành công thì gọi là đột phá, nếu thất bại thì lừa đảo. Những nhà đầu tư crypto nếu muốn đầu tư ICO hãy cố gắng tham gia vào các mô hình ICO của năm 2020 trở về sau.
Cách nhận biết các mô hình lừa đảo Ponzi
1. Cam kết lợi nhuận khủng
Những mô hình kinh doanh cam kết mức lợi nhuận lên đến vài trăm %/năm thì hết 99% là các dự án Ponzi lừa đảo. Kể cả là quỹ đầu tư số 1 thế giới cũng không dám đứng ra cam kết mức lợi nhuận trên 50%/năm huống gì các dự án nhỏ bé.
Các mô hình Ponzi thường đưa ra mức lợi nhuận cực khủng nhằm làm mờ mắt nhà đầu tư. Hãy cố gắng bình tĩnh và phân tích dòng tiền của dự án xem tiền đâu mà nó trả cho bạn. Có như thế bạn sẽ thấy được rõ ngọn ngành của một dự án.
2. Không có hàng hoá lưu thông
Phần lớn các dự án Ponzi đều không có sản phẩm lưu thông hoặc nếu có cũng chỉ là sản phẩm tượng trưng. Chất lượng rất thấp nhưng lại được phóng đại công dụng của sản phẩm.
Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng phải bắt đầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản phẩm hoặc dịch đó tốt thì mô hình kinh doanh mới có khả năng để đi vào thị trường và tiếp cận khách hàng.
3. Giá sản phẩm bị đội lên không giới hạn
Đây là dấu hiệu rõ ràng rất để xem đây có phải là mô hình bán hàng đa cấp biến tướng không. Bán hàng đa cấp chính thống theo quy định thì giá sản phẩm chỉ có 2 mức giá là giá người tiêu dùng (không tham gia mạng lưới) và giá nhà phân phối (những người bán hàng đa cấp).
Nếu bạn tìm hiểu mà càng về tầng sâu thì giá lại càng tăng thì chứng tỏ đây đích thị là mô hình kim tự tháp, hoạt động ponzi nhằm lừa đảo người tiêu dùng.
4. Cố gắng làm rắc rối mô hình kinh doanh của mình
Các tầng lớp lãnh đạo thường cố gắng làm cho người tham gia không thể hiểu nổi mô hình kinh doanh. Hoặc rõ rệt nhất là cố gắng giấu đi những thông tin về doanh nghiệp, về tính pháp lý của dự án.
Bất kể các dự án ICO tiền ảo mang tính phi tập trung nhưng người đứng đầu dự án cũng đều công khai. Không có chuyện ẩn danh để làm dự án. Kinh nghiệm của mình trong vấn đề này là cái gì chưa rõ thì không nên đầu tư.
5. Bắt buộc phải mua hàng mới được tham gia
Đây là dấu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn của bạn rủ bạn tham gia và bắt phải đầu tư một gói tài chính 1.000 USD hoặc một con số khác mới bắt đầu tham gia được thì hãy cẩn thận. Khả năng bọn chúng đang lấy tiền của người sau để trả cho người trước.
Lưu ý, dù bạn bè thân tình đến mấy cũng phải thật sự tỉnh táo. Trong đầu tư tiền, không có chuyện tham gia vì nể nang.
6. Ăn theo cái tên của những mô hình truyền thống
Dạo gần đây mình thấy rất nhiều sàn BO trá hình liên tục ra mắt, rồi lâu lâu tại đổi tên thoát xác thành một cái tên mới. Bọn chúng thường lợi dụng mô hình BO (Quyền chọn nhị phân) để quảng bá cho mô hình tài xỉu xanh đỏ của mình. Các mô hình này thường có tên miền và sever được đặt ở nước ngoài, đặt biệt là đảo SÍP.
Chưa hết, lần trước mình có thấy một số sàn giao dịch còn mạo danh là sàn MT6, ăn theo phần mềm giao dịch MT4, MT5 (Metal Trader) vốn nổi tiếng trong cộng đồng trader trên toàn thế giới. Phiên bản Metal Trader mới nhất tại thời điểm bài viết này được xuất bản chỉ là Metal Trader 5 (MT5) mà thôi.
7. Rất khó rút tiền ra khỏi tổ chức
Thường để rút được tiền đầu tư về bạn phải quy đổi sang một đồng tiền điện tử vô danh mà chính chủ sàn là người tạo ra đồng tiền đó. Do đó, để có thể thanh khoản được đồng tiền đó bạn cần phải có người khác tham gia mua lại của bạn.
Vấn đề đặt ra nếu không có ai mua đằng sau thì giá trị của những đồng coin đó cũng trở nên vô giá trị mặc dù nó đang nằm trong tài khoản của bạn.
Các vụ lừa đảo Ponzi chấn động thế giới và Việt Nam
1. Bitconnect
Bitcoinnect ra mắt vào tháng 11 năm 2016, được quảng bá là nền tảng cho vay lending áp dụng công nghệ Blockchain. Sau 1 năm thì Bitcoinnect được coi là dự án ICO thành công bật nhất lúc bấy giờ khi làm gia tăng tài sản lên 3000 lần cho nhà đầu tư. Ban đầu, giá chỉ có 0,12 USD nhưng sau đó đỉnh điểm lên 400USD/coin. Mô hình này cam kết trả lãi lên đến 1%/ngày.
Đến ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bitcoinnect tuyên bố ngừng hoạt động thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng chẳng có công nghệ blockchain nào đứng đằng sau nó cả. Không có số liệu chính thức cho mô hình Ponzi này đã lừa đảo bao nhiêu nhưng ước tính con số trên dưới 3 tỷ USD.
Hextracoin cũng ăn theo mô hình cho vay bằng công nghệ blockchain giống như Bitcoinnect. Hextracoin cũng hoạt động theo mô hình Ponzi, cam kết trả lãi lên đến 48%/tháng. Một con số rất hời thời điểm đó cho các nhà đầu tư tiền ảo.
Thời điểm Bitcoinnect sụp đổ cũng là thời điểm Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động. Ước tính số tiền lừa đảo hơn 1 tỷ USD.
3. iFan
Quay lại thời điểm tháng 4 năm 2018, dư luận Việt Nam dậy sóng khi các nhà đầu tư lần lượt kéo đến trụ sở của công ty Modern Tech và tố cáo công ty này lừa đảo 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư.
Cũng mánh cũ là cam kết trả lãi với mức lợi nhuận khủng, các nhà đầu tư rót tiền vào và mong nhận được mức lợi nhuận cao. Đến thời điểm hiện tại thì sự việc vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng do mô hình hoạt đông cực kỳ tinh vi và phần lớn là giao dịch tiền ảo.
Nên 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư xem như biến mất và không có khả năng thu hồi lại được.
4. Liên Kết việt
Vụ lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt trong vòng 2 năm (2014 – 2015) nhưng lừa đảo hơn 68.000 người tham gia, số tiền lừa đảo lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch của Liên Kết Việt là ông Lê Xuân Giang đã cố tình đặt tên công ty là BQP để gây nhằm lẫn mối liên hệ giữa Liên Kết Việt và Bộ Quốc Phòng.
Đến cuối năm 2020, vụ án mới được đưa ra xét xử và tuyên án chung thân với ông Lê Xuân Giang tội lừa đảo, chiếm đoạt tiền người khác thông qua hoạt động mô hình Ponzi.
XEM THÊM >>>>>> https://webbanca.top/
The post Mô hình Ponzi là gì? Đừng nhầm lẫn Ponzi với bán hàng đa cấp appeared first on WEBBANCA.
from WEBBANCA https://webbanca.top/mo-hinh-ponzi
Nhận xét
Đăng nhận xét