Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp đơn giản cho doanh nghiệp

Lãi gộp là gì? Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn đang loay hoay không biết nên tính toán lãi gộp như thế nào? Liệu lãi gộp có quan trọng không? Hay còn một chỉ số tài chính nào khác nữa để tính ra lợi nhuận của doanh nghiệp đơn giản mà chính xác hơn không?

Bài viết này sẽ nói về bản chất cơ bản của lãi gộp, giúp cho chủ doanh nghiệp bắt đầu làm quen với chỉ số này khi tính toán.

Lãi gộp là gì?

Lãi gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất ra mặt hàng đó. Nếu như doanh nghiệp của bạn không hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mà hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì chi phí sản xuất sẽ là giá vốn hàng hoá khi bạn nhập vào.

Trong tiếng Anh, lãi gộp được viết là Gross Profit. Bạn cũng có thể hiểu lãi gộp tức là lợi nhuận gộp của doanh nghiệp do cách gọi ở một số quốc gia khác nhau thôi. Như ở Mỹ thì người ta hay gọi là lãi gộp, còn các quốc gia khác như Anh, Úc thì dùng lợi nhuận gộp.

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tương tự như lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp là cách hiển thị khác của lãi gộp mà theo đơn vị phần trăm (%) trên doanh thu. Việc quy ra đơn vị phần trăm giúp bạn dễ hình dung ra mức lợi nhuận mà doanh nghiệp bạn có được trên mỗi đơn vị được bán ra.

Mình sẽ lấy ví dụ ở phần công thức và ví dụ bên dưới nhé.

Xem thêm: YOY là gì? Công thức và ví dụ thực tế khi tính toán YoY

Ý nghĩa của việc tính lãi gộp (lợi nhuận gộp)

Ý nghĩa của lãi gộp là gì?

1. Đánh giá doanh nghiệp

Lãi gộp là một chỉ số rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư cần đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp sẽ cho bạn thấy được doanh nghiệp đang làm ăn ra sao, lời hay lỗ.

Nếu chỉ số lợi nhuận gộp dương tức là doanh nghiệp bạn đang làm ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lợi nhuận gộp quá thấp thì chủ doanh nghiệp nên coi lại về chi phí sản xuất hàng hoá, giá vốn hàng bán hoặc giá bán đầu ra của sản phẩm.

Còn nếu chỉ số lãi gộp mang lại giá trị âm thì doanh nghiệp bạn đang làm ăn thua lỗ đấy. Hãy nhanh chóng thực hiện một số quyết định cho doanh nghiệp của bạn để cải thiện tình hình.

2. Đánh giá lĩnh vực kinh doanh

Nếu như con số lãi gộp của bạn cao tức là mức đón nhận của thị trường lớn và đối thủ cạnh tranh không nhiều. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang hoạt động đúng lĩnh vực.

Tuy nhiên, nếu con số lãi gộp quá thấp mà các chi phí khác như nguyên vật liệu, giá vốn đầu vào không thể giảm được nữa thì bạn nên cân nhắc lại lĩnh vực kinh doanh này có màu mỡ không. Có cần phải mở rộng thêm một vài mặt hàng mới để tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Từ đó kéo chỉ số lãi gộp của doanh nghiệp đi lên.

3. So sánh đối thủ cùng ngành

Lãi gộp là chỉ số cơ bản giúp bạn so sánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp so với công ty đối thủ. Lãi gộp bị ảnh hưởng lớn bởi doanh thu và chi phí sản xuất. Trong đó, doanh thu bán hàng vẫn là con số quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến lãi gộp.

Nếu doanh thu của bạn không bằng đối thủ thì hãy nghiên cứu thị trường xem thị hiếu người tiêu dùng và công ty đối thủ đang thực hiện các chiến dịch bán hàng như thế nào. Từ đó đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp của bạn giúp tăng trưởng doanh thu, tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp.

Công thức tính lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp

Công thức tính lãi gộp là gì?
Công thức tính lãi gộp là gì?

1. Công thức tính lãi gộp

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Như mình có nói ở trên, nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì giá vốn hàng bán sẽ là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.

2. Công thức tính tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu

Tỷ lệ lãi gộp hay còn gọi là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp cho ra kết quả với số phần trăm nha các bạn. Để rõ hơn bạn có thể xem ví dụ bên dưới.

Ví dụ thực tế khi tính toán lãi gộp

Doanh nghiệp A đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giầy, chi phí sản xuất là 30.000 đồng/đôi, giá bán ra cho mỗi đôi giầy là 100.000 đồng/đôi. Tháng 9 doanh nghiệp này bán được 900 đôi. Vậy hãy tính lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp này trong tháng 9?

Lãi gộp = 900 x 100.000 đ – 900 x 30.000 đ = 63.000.000 đồng

Tỷ lệ lãi gộp = 63 triệu / (900 x 100.000 đ) = 0,7 (tương đương 70%)

Sự khác nhau giữa lãi gộp và lãi ròng

Nhiều bạn đang lầm tưởng lãi gộp và lãi ròng là cùng một chỉ số. Nhưng thực chất, lãi gộp và lãi ròng là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau.

Nếu như lãi gộp chỉ đơn thuần là hiệu số của Doanh thu và Giá vốn thì lãi ròng còn phải trừ đi các chi phí cố định khác như kho bãi, nhân công, khấu hao, lãi vay và các chi phí tài chính khác.

Lãi gộp chỉ là con số để giúp chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình của doanh nghiệp, còn lãi ròng mới là con số lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí.

Một số ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ lãi gộp cao

Ngành sản xuất có tỷ lệ lãi gộp cao
Ngành sản xuất có tỷ lệ lãi gộp cao

Sản xuất

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất luôn đứng đầu trong danh sách các ngành nghề có tỷ lệ lãi gộp cao. Đơn giản vì mô hình kinh doanh này có nguyên vật liệu thô đầu vào thấp, chi phí nhân công rẻ. Do đó, chi phí ban đầu cho một sản phẩm thấp.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của các mô hình doanh nghiệp như thế này khâu bán hàng. Thông thường các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chỉ bỏ sỉ cho các đơn vị khác làm thương mại.

Ẩm thực

Ẩm thực là ngành hàng có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao. Bất kể là ẩm thực đường phố hoặc ẩm thực nhà hàng sang trọng thì tỷ lệ lợi nhuận gộp của ngành này luôn cao. Vì nguyên vật liệu đầu vào thấp, các mô hình kinh doanh như thế này mua 1 bán 4 bán 5 là chuyện hết sức bình thường.

Điểm đặc biệt của lĩnh vực này là người tiêu dùng không mặc cả. Chẳng ai lại đi mặc cả trả giá cho đĩa cơm hoặc tô phở cả.

Thời trang

Đó là lý do tại sao các nhà bán hàng online quần áo rất nhiều nhưng vẫn còn đất sống. Cũng như ẩm thực, thời trang giá rẻ hoặc thời trang hàng hiệu cũng đều có mức tỷ lệ lãi gộp rất cao. Thời trang càng xa xỉ thì con số này càng cao hơn nữa.

Có thể do Việt Nam, Trung Quốc là những quốc gia có ngành công nghiệp vải nen giá thành đầu vào thấp hơn so với các quốc gia khác.

Cây cảnh

Cây cảnh là một mặt hàng cũng có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao. Đặc biệt là mặt hàng cây cảnh mini văn phòng, chúng được bán giá rất cao so với giá của các cửa hàng nhập từ vườn. Tỷ lệ lợi nhuận gộp của sản phẩm này vào khoảng x2 x3 giá vốn ban đầu.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của mặt hàng này công sức chăm sóc và bảo quản cây đòi hỏi nhiều chứ không đơn giản chỉ là thương mại.

Sản phẩm vô hình

Mình đang muốn nói đến các sản phẩm về phần mềm. Do mặt hàng này khác biệt so với những mặt hàng khác do họ chỉ làm phần mềm một lần, bỏ vốn ban đầu rất lớn để nghiên cứu và làm ra phần mềm. Sau đó, có thể khai thác sản phẩm này cả đời nếu như sản phẩm được bán theo dạng thuê bao tháng, năm.

Việc của doanh nghiệp còn lại chỉ là bán hàng và bỏ một ít chi phí ra bảo trì và nâng cấp mà thôi. Nên ngành này cung có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao so với các ngành nghề khác.

Kết luận

Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao là bạn nhảy vào làm mà còn phụ thuộc vào nền tảng, thế mạnh của doanh nghiệp bạn nữa.

Mong là sau bài viết này, các bạn có thể hiểu được lãi gộp là gì, công thức tính lãi gộp ra sao? Dựa vào chỉ số lãi gộp, lãi ròng mà chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn cho mình.

XEM THÊM >>>>>> https://webbanca.vip/

The post Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp đơn giản cho doanh nghiệp appeared first on WEBBANCA.



from WEBBANCA https://webbanca.vip/lai-gop-la-gi-cong-thuc-tinh-lai-gop-don-gian-cho-doanh-nghiep/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu

Razer Synapse Là Gì – Khắc Phục: Razer Synapse Không Phát Hiện Thiết Bị

Sự Khác Biệt Giữa Kcal Và Calo Và Kcal Là Gì? Cách Phân Biệt 2 Chỉ Số Này