Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Một trong những kiến thức đầu tiên mà mình học về phân tích kỹ thuật là Lý thuyết Dow. Nó là bản chất của mọi chỉ báo, mô hình nến trong giao dịch. Vậy lý thuyết Dow là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến như vậy trong giao dịch của mọi trader.

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng, viên gạch đầu tiên trong quá trình hình thành phương pháp phân tích kỹ thuật. Mặc dù mức độ thể hiện của lý thuyết Dow mang đến những độ trễ nhất định so với nến Nhật nhưng xét về bản chất thì lý thuyết Dow rất đúng.

Chính vì dựa trên những nguyên lý cơ bản về thị trường nên lý thuyết Dow thường sẽ phản ánh được thị trường chung. Từ thị trường chung sẽ dẫn đến những thứ nhỏ hơn là ngành nghề, sau đó mới đến mã cổ phiếu hoặc cặp tiền tệ (trong forex). Hay nói cách khác là dựa trên bức tranh lớn sau đó mới suy xét đến từng bức tranh nhỏ bên trong.

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow

Người khởi nguồn và biên soạn đầu tiên là ông Charles H. Dow. Ông bắt đầu xây dựng lý thuyết Dow bằng những bài luận của mình trên tạp chí Wall Street Journal. Charles H. Dow đưa ra các nhận định rất đúng về thị trường. Chẳng hạn như chỉ số của thị trường là phần nào phản ánh được lợi nhuận và tâm lý của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, năm 1902 ông Charles H. Dow đột ngột qua đời để lại những nghiên cứu còn dang dỡ của mình. Để tâm huyết của ông không mất đi qua năm tháng thì các cộng sự của ông, nổi bật nhất là William P.Hamilton. Người đã thay vị trí của ông tại tạp chí Wall Street Journal đồng thời biên soạn nên một lý thuyết hoàn chỉnh. Sau này gọi nó là Lý thuyết Dow.

Đôi nét về tác giả Charles H. Dow

Charles Henry Dow (1851 - 1902)
Charles Henry Dow (1851 – 1902)

Charles Henry Dow (06/11/1851 – 04/12/1902) là người phát minh ra chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bằng việc quan sát sự biến động của thị trường. Đồng thời, ông cũng là nhà đồng sáng lập của Wall Street Journal – một ấn phẩm về tài chính rất nổi tiếng trên thế giới.

Dow sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, có bố làm nông dân ở vùng Sterling, Connecticut, Mỹ. Năm ông 21 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp nhà báo của mình ở tờ báo The Republican. Ông làm việc ở đây được 3 năm từ năm 1872 – 1875 và được làm việc cho một nhà báo nổi tiếng Samuel Bowles III. Người đã dạy cho ông cách viết bài chi tiết và sắc nét.

Năm 1877, ông làm việc cho Tạp chí Providence. Tuy nhiên, biên tập viên ở đó không muốn thuê một chàng trai 26 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vì biết ông đã từng làm việc cho Samuel Bowles nên gật đầu đồng ý. Sau đó, giao cho Charles Henry Dow phụ trách viết mảng câu chuyện kinh doanh, lịch sử khu vực…

Nhưng ông đã làm cho các câu chuyện lịch sử theo một cách sinh động và hấp dẫn hơn bằng việc gắn liền nó với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau và triển vọng của chúng trong tương lai.

Năm 1880, Dow rời Providence đến Thành phố New York vì cho rằng đây mới là nơi làm việc lý tưởng cho hoạt động kinh doanh và phân tích các báo cáo. Ông vào làm việc cho Văn phòng Tin tức Tài chính Phố Wall Kiernan – một nơi cung cấp các thông tin tài chính cho phố Wall. Đây cũng là nơi Dow gặp được Jones và cùng lý tưởng là không thiên vị cho bất kỳ công ty nào khi cung cấp thông tin tài chính. Tên của 2 nhân vật này cũng là tên của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones.

Năm 1889, ông cùng các cộng sự đã nhận thấy rằng đã đến lúc phát triển các báo cáo tài chính thành một trang báo thực sự. Từ đó, Wall Street Journal được ra đời, chúng ta hay còn gọi là tạp chí phố Wall.

Theo Wikipedia

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow
6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow

Quay lại vấn đề về các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow có 6 nguyên tắc cơ bản sau mà sau này làm tiền đề cho các phương pháp đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là trường phái đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật.

Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả

Nguyên lý đầu tiên trong lý thuyết Dow là thị trường phản ánh tất cả. Tức là mọi sự thay đổi về lạm phát, lãi suất thậm chí là cảm xúc của nhà đầu tư đều được phản ánh lại bởi thị trường, giá cổ phiếu và các chỉ số khác trên thị trường.

Do đó, nhà giao dịch có thể dựa vào sự biến động của thị trường trong quá khứ để dự đoán được những gì xảy ra trong tương lai.

Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường

  • Xu thế cấp 1 (Xu hướng chính): Là xu hướng của thị trường kéo dài từ 1 cho đến 3 năm, thậm chí là có thể đến 5 năm. Xu hướng này có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Chính vì thời gian kéo dài nên xu hướng này rất khó để bị thao túng bởi một ai đó vì họ không đủ kiên nhẫn cũng như tiềm lực tài chính để làm việc đó.
  • Xu thế cấp 2 (Xu hướng phụ): Là xu hướng đi ngược lại với xu hướng cấp 1, nhưng nó chỉ kéo dài được vài tuần đến vài tháng. Trong đầu tư chứng khoán chúng ta hay còn gọi nó là những đợt điều chỉnh của thị trường. Xu hướng này đánh lừa rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới lo sợ thị trường downtrend.
  • Xu thế cấp 3 (Xu hướng nhỏ): Xu hướng này biến động liên tục và chúng chỉ kéo dài tầm vài tuần sau đó cũng trở lại xu thế cấp 1 hoặc cấp 2. Thường thì giai đoạn này là giai đoạn rất dễ bị thao túng ở thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nguyên lý 3: Xu hướng chính bao gồm 3 giai đoạn

Nguyên lý thứ 3 sẽ làm rõ hơn về vế đầu tiên của Nguyên lý thứ 2. Tức là 3 giai đoạn để hình thành nên một xu thế chính:

Giai đoạn này giá cổ phiếu hầu như không biến động hoặc biến động không nhiều. Thậm chí có một vài pha giảm giá khiến cho nhà đầu tư thót tim bán tháo. Chúng cứ đi ngang như thế trong một thời gian khá dài có thể được tính bằng vài tháng cho đến 1 năm. Nhiều nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn sẽ bán cổ phiếu giai đoạn này để đi tìm cơ hội khác nhanh hơn.

Lúc này giá cổ phiếu bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư liên tục mua vào giai đoạn này. Tinh thần lạc quan, các tin tức tốt về doanh nghiệp liên tục được đưa ra. Dòng tiền mới liên tục được đổ vào trong giai đoạn này và phần lớn là dòng tiền cá nhân nhỏ lẻ.

Nhà đầu tư cá nhân thích giai đoạn này vì khoản đầu tư của họ nhanh có kết quả hơn. Đây là giai đoạn đầu cơ nhiều hơn đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Cái gì tăng nhiều quá cũng phải đến giai đoạn giảm. Các nhà tạo lập thị trường phân phối dần dần, trong quá trình phân phối vẫn tạo nên các pha bulltrap cho nhà đầu tư tưởng đáy thị trường rồi. Điều này tiếp tục thu hút được dòng tiền nhỏ lẻ vào tiếp.

Kết thúc giai đoạn này, phần lớn tiền của nhà tạo lập hoặc giai đoạn mua tích lũy đã được bán ra trước đó. Dòng tiền đầu cơ đa số còn bị kẹt lại thị trường và chờ được giải cứu hoặc cắt lỗ tìm kiếm cơ hội khác.

Nguyên lý 4: Các xu hướng xác định bởi khối lượng giao dịch

Theo lý thuyết Dow, xu hướng tăng đòi hỏi khối lượng phải tăng theo tương ứng để xác định cho xu hướng đó. Ngược lại, nếu xu hướng tăng mà khối lượng không tương quan chứng tỏ xu hướng đang yếu dần, khả năng đảo chiều của xu hướng hoàn toàn có thể xảy ra.

Còn xu hướng giảm mà khối lượng tăng là dấu hiệu của thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Tức là giai đoạn 3 trong Nguyên lý số 3 của lý thuyết Dow.

Nguyên lý 5: Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau

Nguyên lý này được hiểu như thế này, nếu một doanh nghiệp vận tải liên tục đưa ra những tin tức tốt về họ. Giá cổ phiếu tăng lên, nhưng chỉ số công nghiệp về vận tải giảm thì khả năng thị giá cổ phiếu đó chỉ tăng trong ngắn hạn và giá lại tiếp tục giảm trong tương lai.

Nguyên lý số 5 này giúp nhà giao dịch nên nhìn vào bức tranh lớn trước khi nhìn vào bức tranh nhỏ của doanh nghiệp đó. Bức tranh lớn đúng, bức tranh nhỏ của doanh nghiệp đúng thì các quyết định đầu tư mới đúng.

Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều xuất hiện

Nguyên lý này trong lý thuyết Dow nếu áp dụng thực chiến thì rất nhiều nhà đầu tư mắc phải sai lầm. Thông thường, nhà đầu tư hay đoán mò rằng giá cổ phiếu đã đáy lắm rồi, chuẩn bị đảo chiều. Đây là trò chơi mạo hiểm bắt dao đang rơi.

Trong lý thuyết Dow, nếu giá cổ phiếu vẫn còn giảm thì xu hướng vẫn còn giảm. Khi nào một xu hướng tăng hình thành rõ rệt thì nó mới xác nhận cho dấu hiệu đảo chiều.

Tuy nhiên, cái khó của nhà đầu tư là làm sao để nhận biết được rằng việc đảo chiều này là đảo chiều cho xu hướng cấp 1 hay nó chỉ là xu thế cấp 2 đảo chiều tạm thời trong Nguyên lý số 2 của Lý thuyết Dow.

Những mặt hạn chế của lý thuyết Dow

Những hạn chế của Lý thuyết Dow
Những hạn chế của Lý thuyết Dow

Trải qua hơn 100 năm trên thị trường Lý thuyết Dow vẫn chứng minh được rằng chúng vẫn có lý do để tồn tại. Tuy nhiên, không phải Lý thuyết Dow không có những hạn chế nào cho nhà giao dịch. Dưới đây là những hạn chế mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ trước khi áp dụng vào lý thuyết Dow:

Lý thuyết Dow mặc dù phản ánh mọi thứ nhưng nó cũng chỉ phản ánh những gì đã xảy ra rồi. Còn việc dự đoán những việc xảy ra trong tương lai đòi hỏi sự trải nghiệm và linh hoạt của nhà đầu tư.

  • Lý thuyết Dow không có thế mạnh trong giao dịch lướt sóng

Lý thuyết Dow chủ yếu giúp các nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư dài hạn. Nên những người theo trường phái đầu tư lướt sóng hoặc scalping sẽ không phù hợp cho áp dụng lý thuyết Dow do họ phải tận dụng tối đa các cơ hội trong ngắn hạn.

  • Lý thuyết Dow làm cho nhà đầu tư băn khoăn

Lý thuyết Dow cũng chỉ là một lý thuyết mang tính chất nền tảng. Tức là khi vận dụng vào thực để đòi hỏi nhà đầu tư phải áp dụng lý thuyết này một cách linh hoạt. Nếu cứ rập khuôn vào lý thuyết Dow sẽ khiến nhà giao dịch băn khoăn khó đưa ra được các quyết định khi giao dịch.

Kết luận

Để hiểu được 6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow là gì thì dễ nhưng để vận dụng được nó thì rất khó. Tuy nhiên, chính vì những điều cơ bản, nền tảng như lý thuyết Dow mới giúp cho nhà đầu tư có thể đi đường dài được hành trình đầu tư của mình.

Lý thuyết Dow có thể dùng được trong đầu tư chứng khoán và ngoại hối.

XEM THÊM >>>>>> https://webbanca.vip/

The post Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow appeared first on WEBBANCA.



from WEBBANCA https://webbanca.vip/ly-thuyet-dow-la-gi-6-nguyen-ly-co-ban-cua-ly-thuyet-dow/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu

Razer Synapse Là Gì – Khắc Phục: Razer Synapse Không Phát Hiện Thiết Bị

Sự Khác Biệt Giữa Kcal Và Calo Và Kcal Là Gì? Cách Phân Biệt 2 Chỉ Số Này