Nợ quá hạn là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý từ chuyên gia
Nợ quá hạn là gì mà hầu hết khách hàng lại đặc biệt lưu ý khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Bên cạnh việc quan tâm đến lãi suất hoặc các khoản phí phát sinh trong quá trình vay thì thời hạn vay vốn cũng là mối quan tâm hàng đầu của đại đa số khách hàng. Bởi lẽ, việc thanh toán trễ hạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người đi vay, nhất là lịch sử tín dụng nên chẳng may rơi vào nợ xấu.
Nợ quá hạn là tình trạng thường xuyên xảy ra trong hoạt động tín dụng. Để thu hồi khoản nợ mỗi ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách tài chính khác nhau. Tùy vào thời gian quá hạn mà khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm nợ tương ứng.
Làm sao để biết nợ quá hạn đã rơi vào nợ xấu? Có nên đảo nợ để không rơi vào nợ xấu? Tự tin với hơn 5 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực tín dụng, Trần Khả Ngân hiện là Founder Nastro.vn sẵn sàng giải đáp câu hỏi trên thông qua bài viết này.
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay là cá nhân/doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ theo quy định ký kết trên hợp đồng thì không hoàn trả đầy đủ vốn gốc cũng lãi suất theo cam kết.
Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn mà ngân hàng sẽ xếp khoản nợ vào các nhóm nợ tương ứng, nếu thời gian trả nợ tiếp tục kéo dài khách hàng dễ rơi vào nợ xấu, lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật lên hệ thống CIC, gây ảnh hưởng lớn cho quá trình vay vốn sau này.
Để dễ dàng hơn cho khách hàng trong quá trình tất toán khoản vay, nhiều ngân hàng thường linh động thêm 1 – 3 ngày thanh toán, nếu sau thời gian này khách hàng vẫn chưa thể trả toàn bộ khoản vay nợ quá hạn sẽ chính thức phát sinh.
Cơ sở pháp lý về nợ quá hạn được quy định tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là gì?
Nastro gửi đến bạn một vài nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến tình trạng nợ quá hạn:
- Do các lý do khách quan/chủ quan cụ thể làm cho khách hàng chậm thanh toán món nợ
- Thanh toán trễ hạn khoản nợ của thẻ tín dụng
- Không kiểm soát chi tiêu, không có kế hoạch trả nợ phù hợp dẫn đến mất khả năng thanh toán gây ra hậu quả tài sản bị phát mại.
Cách phân chia nợ quá hạn
1. Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp)
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng thực hiện hình thức vay vốn dựa trên giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, giấy tờ nhà, giấy tờ xe, vàng, các tài sản bất động sản,..) nhưng không có khả năng thanh toán tiền vốn và lãi vay khi đến hạn.
Mặc dù trong trường hợp này khách hàng vẫn chưa thể thu hồi vốn vay theo kế hoạch ban đầu nhưng vẫn có thể thu hồi vốn thông qua giá trị của tài sản thế chấp.
2. Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp)
Ngược lại với hình thức có tài sản đảm bảo thì nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nghĩa là khách hàng không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào để được vay vốn, hạn mức được cấp hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán tiền gốc và tiền lãi khi đến hạn, khả năng cao ngân hàng sẽ “trắng tay” vì không có bất kỳ phương án nào để thu hồi vốn gốc.
Nợ quá hạn gây ra hậu quả gì?
Cần hạn chế tối đa trường hợp xảy ra nợ quá hạn, bởi lẽ khi tình trạng nợ quá hạn kéo dài điểm tín dụng của khách hàng sẽ giảm đi đáng kể, về lâu về dài khả năng rất cao sẽ rơi vào nợ xấu.
Trước khi đồng ý gói vay vốn của bạn hầu hết ngân hàng/tổ chức tín dụng đều xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC. Các giao dịch vay vốn tại ngân hàng chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tham khảo danh sách phân loại nhóm nợ, để nếu chẳng may rơi vào nợ quá hạn khách hàng sẽ dễ dàng cân nhắc để tránh gây ra nợ xấu:
- Nợ nhóm 1: nợ quá hạn trong thời gian từ 1 đến dưới 10 ngày (nhóm nợ đủ tiêu chuẩn)
- Nợ nhóm 2: nợ quá hạn trong thời gian từ 10 đến dưới 90 ngày (nhóm nợ cần chú ý)
- Nợ nhóm 3: nợ quá hạn trong thời gian từ 91 ngày đến dưới 180 ngày (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn)
- Nợ nhóm 4: nợ quá hạn trong thời gian từ 181 ngày đến dưới 360 ngày (nhóm nợ nghi ngờ)
- Nợ nhóm 5: nợ quá hạn trong thời gian từ trên 360 ngày (nhóm nợ có khả năng mất vốn).
Nếu rơi vào nợ nhóm 1,2 thì khả năng vay vốn của khách hàng vẫn tương đối cao, do đó, khách hàng mau chóng hoàn tất thanh toán khoản nợ tránh tiếp tục kéo dài.
Từ nợ nhóm 3, khoản nợ chính thức rơi vào nợ xấu. Khi rơi vào các nhóm nợ này khả năng duyệt gói vay tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng là không cao, nhiều ngân hàng “thẳng tay” từ chối các hồ sơ vay có nợ xấu.
Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng như thế nào?
Tùy thuộc vào hình thức nợ quá hạn mà quy trình thu hồi nợ của mỗi ngân hàng sẽ có các điểm khác nhau, tuy nhiên vẫn tuân thủ theo 2 nguyên tắc chủ yếu:
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban bố từ Ngân hàng nhà nước
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ trong mỗi ngân hàng
1. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm
Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản bảo đảm sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Đầu tiên, thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo
- Thứ hai, giao tài sản bảo đảm để tiến hành xử lý
- Thứ ba, tiến hành xử lý tài sản bảo đảm
- Cuối cùng, Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm.
2. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm
- Mức độ nhẹ nhất : tiến hành liên hệ với người vay vốn để gửi thông báo về khoản nợ quá hạn tại ngân hàng và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu khách hàng đang gặp các khó khăn tài tính chưa thể tất toán nợ đúng kỳ hạn, khai báo ngay với ngân hàng để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
- Thứ hai, trong trường hợp khách hàng không hợp tác để hoàn tất thanh toán khoản nợ hoặc có hành vi cố ý không liên lạc để tránh né trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành liên hệ đến số điện thoại người thân hoặc số điện thoại cơ quan tại công ty/tổ chức/doanh nghiệp ghi trong hồ sơ vay vốn để tiếp tục nhắc nhở thanh toán nợ quá hạn.
- Không chỉ thực hiện biện pháp nhắc nhở thông qua số điện thoại, tại một số ngân hàng/tổ chức tín dụng còn dùng biện pháp cứng rắn hơn bằng cách trực tiếp thuê các công ty đòi nợ. (Dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê hiện đã bị cấm)
- Cuối cùng, trong trường hợp khách hàng vẫn không có ý muốn thanh toán khoản nợ, sử dụng nhiều biện pháp lảng tránh nhắc nhở từ ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn lên đến nhóm 5. Biện pháp cuối cùng được thực hiện chính là hoàn tất hồ sơ pháp lý chính thức khởi kiện lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có thể thu hồi khoản nợ.
Cách xóa nợ quá hạn như thế nào?
Các khoản nợ bị quá hạn sẽ được cập nhật trên hệ thống CIC, gây nhiều khó khăn cho quá trình vay vốn sau này của khách hàng. Do đó, cần xóa nợ quá hạn, nợ xấu để dễ dàng vay vốn tại bất kỳ ngân hàng/tổ chức tín dụng.
Bước 1: Trước tiên cần kiểm tra tình trạng nhóm nợ hiện tại qua một trong các cách sau:
- Kiểm tra CIC online trên điện thoại
- Kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia tại số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Đến ngay ngân hàng nơi bạn đang mắc nợ quá hạn để tiến hành kiểm tra.
Bước 2: Tất toàn tất cả các khoản nợ chưa thanh toán bao gồm tiền gốc, tiền lãi và phí phạt phát sinh.
Bước 3: Hệ thống CIC sẽ nhanh chóng cập nhật lại lịch sử tín dụng của khách hàng.
Hệ thống CIC sẽ ghi nhận lịch sử tín dụng trong thời gian 5 năm gần nhất. Đối với các nhóm nợ 1 và 2, sau 12 tháng kể từ ngày hoàn tất thanh toán ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ vay vốn. Riêng đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5 do đã rơi vào nợ xấu nên thường cần đến 5 năm để nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng.
Làm thế nào để tránh nợ quá hạn khi vay vốn?
Tình trạng nợ quá hạn thường xuyên xảy ra trong hoạt động tín dụng, bạn cần lưu ý một vài điều để hạn chế thấp nhất khả năng gây ra nợ quá hạn khi vay vốn.
- Cân nhắc khả năng tài chính hiện tại của bạn thân, đánh giá tình hình kinh tế trong tương lai có đảm bảo hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
- Lựa chọn hạn mức vay vốn, lãi suất vay phù hợp để dễ dàng cân đối thời gian trả nợ. Tránh gây ra áp lực trả góp mỗi tháng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và công việc kinh doanh..
- Chú ý thời gian tất toán quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn, nên tiến hành thanh toán trước vài ngày tránh lỗi kỹ thuật khi thanh toán và giúp ngân hàng có thêm thời gian cập nhật lịch sử thanh toán của khách hàng.
- Đề ra kế hoạch trả nợ phù hợp, sử dụng nguồn tiền vay vào các mục đích khả thi, kiểm soát chi tiêu hợp lý.
- Tất toán sớm nếu có đầy đủ khả năng để tiết kiệm đáng kể chi phí thanh toán tiền lãi, tăng điểm tín dụng và giảm bớt áp lực trả nợ. Dựa vào đó ở những lần vay tiếp theo hồ sơ vay vốn của bạn có thể được đánh giá cao hơn.
Có nên đảo nợ để không rơi vào nợ xấu?
Đảo nợ là thực hiện một hợp đồng vay mới tại ngân hàng và sử dụng khoản tiền từ hợp đồng vay mới để thanh toán các hợp đồng vay cũ trước đó.
Đảo nợ được đánh giá là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên đối với ngân hàng và khách hàng vẫn tồn tại những ưu điểm tích cực:
- Đối với ngân hàng: giảm trích lập dự phòng rủi ro, tăng thêm lợi nhuận, giảm thiểu khả năng gây ra nợ xấu cũng như phát sinh các khoản nợ quá hạn.
- Đối với khách hàng: Có thêm thời gian thanh toán nợ, giảm thiểu đáng kể áp lực trả nợ, giảm thiểu mức lãi suất phát sinh do nợ quá hạn, không rơi vào nợ xấu và hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì ổn định.
Chỉ nên tiến hành đảo nợ khi các doanh nghiệp nắm được tỉ lệ cao hợp đồng vay vốn mới sẽ được thông qua, ngược lại nếu đánh giá khả năng duyệt hợp đồng vay không cao thì không nên thực hiện đảo nợ ngân hàng bởi đảo nợ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Chỉ đảo nợ khi thực sự cần thiết.
Kết luận
Hy vọng bài viết này phần nào giải đáp các thắc về nợ quá hạn bao gồm khái niệm nợ quá hạn là gì? Nguyên nhân và cách phân chia nợ quá hạn. Bên cạnh đó, những hậu quả gây ra bởi nợ quá hạn đều được cập nhật chi tiết ở bài viết hôm nay.
Nợ quá hạn là tình trạng không một ai muốn dính vào khi thực hiện các hoạt động tín dụng, chắc chắn bao gồm cả bạn đúng không? Để hạn chế tối thiểu khả năng dẫn đến nợ quá hạn, bài viết này bạn không thể bỏ qua. Với đội ngũ nhân sự có thâm niên làm việc ở phòng ban tín dụng, chúng tôi sẵn sàng tư vấn hỗ trợ khách hàng toàn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
- Website: Nastro.vn
- Mail: info@nastro.vn
- Số điện thoại: 08273071888
- Địa chỉ: 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
XEM THÊM >>>>>> https://webbanca.vip/
The post Nợ quá hạn là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý từ chuyên gia appeared first on WEBBANCA.
from WEBBANCA https://webbanca.vip/no-qua-han-la-gi-tim-hieu-nguyen-nhan-cach-xu-ly-tu-chuyen-gia/
Nhận xét
Đăng nhận xét